Bắc Ninh phạt 2,2 tỉ đồng, đóng cửa sản xuất 9 tháng 6 cơ sở sản xuất ở làng nghề giấy Phong Khê

Bắc Ninh phạt 2,2 tỉ đồng, đóng cửa sản xuất 9 tháng 6 cơ sở sản xuất ở làng nghề giấy Phong Khê

Ngày đăng: 30/04/2021 - Chuyên mục: Tin chuyên ngành

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh quyết định xử phạt 2,23 tỉ đồng và đình chỉ hoạt động 9 tháng đối với 6 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại làng nghề giấy Phong Khê vì xả thải không đạt chuẩn ra môi trường.

Bắc Ninh phạt 2,2 tỉ đồng, đóng cửa sản xuất 9 tháng 6 cơ sở sản xuất ở làng nghề giấy Phong Khê - Ảnh 1.

Học sinh Trường tiểu học Phong Khê bì bõm lội nước thải tràn ra từ các cơ sở sản xuất giấy – Ảnh: K.LỰC

Sáng 29-4, chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ký 6 quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đình chỉ hoạt động của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất giấy trên địa bàn phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Theo các quyết định, 6 công ty, hộ kinh doanh sản xuất đều không có báo cáo đánh giá tác động về môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải ra ngoài môi trường.

Cụ thể, Công ty TNHH Viphaco sản xuất giấy Kraft bị phạt 695 triệu đồng. Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Thoa bị phạt 275 triệu đồng. Hộ kinh doanh Nguyễn Bá Chứ bị phạt 275 triệu đồng. Hộ kinh doanh Nguyễn Trọng Sơn bị phạt 275 triệu đồng. Hộ kinh doanh Nguyễn Trọng Du bị phạt 362,5 triệu đồng. Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Hoàn bị phạt 347,5 triệu đồng.

Cả 6 công ty và hộ kinh doanh trên đều bị áp dụng hình phạt bổ sung đình chỉ sản xuất 9 tháng.

Tỉnh Bắc Ninh cũng yêu cầu các công ty và các hộ kinh doanh phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt và báo cáo kết quả khắc phục hậu quả vi phạm về UBND tỉnh Bắc Ninh.

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Ninh, các sở, ban, ngành và UBND thành phố Bắc Ninh đã thành lập các đoàn công tác thực hiện việc kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn phường Phong Khê.

Qua kiểm tra 7 doanh nghiệp sản xuất trên đường 286 thì có 6 đơn vị xả nước thải không đạt chuẩn ra kênh tiêu Yên Phong.

Ngày 23-4, UBND thành phố Bắc Ninh đã có tờ trình trình UBND tỉnh xử phạt với tổng số kinh phí 2,23 tỉ đồng, đồng thời đình chỉ sản xuất 9 tháng đối với 6 cơ sở sản xuất.

Nguồn:https://tuoitre.vn/bac-ninh-phat-22-ti-dong-dong-cua-san-xuat-9-thang-6-co-so-san-xuat-o-lang-nghe-giay-phong-khe-20210429101446804.htm

Xem thêm: Điểm tên các “ông chủ” làm 4 khu công nghiệp hơn 10.000 tỉ đồng ở Bắc Ninh

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định về việc thành lập 4 khu công nghiệp trên địa bàn, tổng diện tích hơn 1.000ha.

Cả 4 dự án đều có thời gian hoạt động 50 năm kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư. Trước đó, 4 dự án nêu trên đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt chủ trương đầu tư.

Cụ thể, khu công nghiệp Quế Võ III – Phân khu 2 tại xã Việt Hùng, xã Phù Lương và xã Quế Tân, huyện Quế Võ do Công ty TNHH Mạnh Đức làm chủ đầu tư.

Dự án có diện tích 208,54ha; tổng vốn đầu tư 2.779 tỉ đồng.

Điểm tên các "ông chủ" làm 4 khu công nghiệp hơn 10.000 tỉ đồng ở Bắc Ninh - Ảnh 1.

4 khu công nghiệp vừa được UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định thành lập có tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỉ đồng.

Thứ hai là khu công nghiệp Thuận Thành I thuộc địa phận các xã Ninh Xá, Trạm Lộ và Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành do Tổng Công ty Viglacera – CTCP làm chủ đầu tư.

Dự án có diện tích 249,75ha; tổng vốn đầu tư 2.847,9 tỉ đồng.

Thứ ba là khu công nghiệp Gia Bình tại xã Đông Cứu, xã Lãng Ngâm và xã Đại Bái, huyện Gia Bình do Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Bắc Ninh làm chủ đầu tư.

Dự án có diện tích 306,69ha; tổng vốn đầu tư 2.578 tỉ đồng.

Cuối cùng là khu công nghiệp Gia Bình II, tại xã Nhân Thắng, xã Thái Bảo, xã Bình Dương và xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình do Công ty CP Tập đoàn Hanaka làm chủ đầu tư.

Dự án có diện tích 250ha; tổng vốn đầu tư 3.956,8 tỉ đồng.

Nguồn:https://etime.danviet.vn/diem-ten-cac-ong-chu-lam-4-khu-cong-nghiep-hon-10000-ti-dong-o-bac-ninh-20210419124322557.htm

Xem thêm: Bắc Ninh: Niềm vui bên ngôi trường hiện đại rộng hàng chục nghìn m2, đầu tư hoành tráng quy mô

Nhờ sự quan tâm cùng quyết tâm của tỉnh và ngành, từ ngày 16-1-2021, tức học kỳ II năm học 2020-2021, gần 550 cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THCS Hàn Thuyên (huyện Lương Tài) được chuyển về địa điểm mới, trên chính con đường mang tên danh nhân Hàn Thuyên, thị trấn Thứa. Trên diện tích 27 nghìn m2, ngôi trường hơn 150 tỷ hiện đại và đạt chuẩn ở mức cao đã mang lại niềm vui khó tả cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường và toàn ngành GD-ĐT Lương Tài.

Trường THCS Hàn Thuyên là 1 trong 8 trường THCS trọng điểm huyện, thị xã, thành phố. Hàng năm, tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, đội tuyển các địa phương đa số là học sinh các trường THCS trọng điểm. Nói cách khác, trường trọng điểm là tấm gương phản chiếu tương đối chính xác chất lượng giáo dục mũi nhọn của các địa phương.
Theo Đề án “Phát triển trường THPT Chuyên và các trường THCS trọng điểm” của UBND tỉnh thì trường trọng điểm là nơi hội tụ những học sinh xuất sắc nhất trên địa bàn, làm nguồn tuyển liên thông cho Trường THPT Chuyên Bắc Ninh. Giảng dạy và học tập tại các trường này, giáo viên và học sinh có nhiều chế độ ưu tiên đặc biệt.
Xét về điều kiện toàn diện, do là huyện thuần nông nên ngành GD-ĐT Lương Tài vẫn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ liên tục đổi mới hiệu quả phương pháp quản lý, chỉ đạo, phong trào giáo dục của huyện vẫn gặt hái nhiều thành công, là điểm sáng trong bức tranh giáo dục của tỉnh, nhiều năm liền đạt danh hiệu Đơn vị dẫn đầu, năm học 2019-2020, ngành GD-ĐT Lương Tài được Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc… Riêng chất lượng giáo dục mũi nhọn, trong 5 năm trở lại đây, ngành GD-ĐT Lương Tài vinh dự 3 năm xếp thứ 1 và 2 năm xếp thứ 2/8 huyện, thị xã, thành phố (năm học 2020-2021 xếp thứ 2).

Đạt kết quả nổi bật đáng ghi nhận đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng yếu tố cốt lõi bảo đảm sự thành công chính nhờ lãnh đạo ngành luôn kiên trì giải pháp: Dạy thật, học thật, thi thật.
Có điều, trong khi ngành GD-ĐT huyện nhiều năm đạt danh hiệu Đơn vị dẫn đầu thì Trường THCS Hàn Thuyên mặc dù chất lượng rất tốt nhưng không thể dẫn đầu khối các trường THCS trọng điểm bởi cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học (cũ) vừa thiếu lại yếu, không đáp ứng được các yêu cầu của trường chuẩn chất lượng cao…

Khu nhà đa năng hiện đại của Trường THCS Hàn Thuyên.

Ngôi trường mới với đủ hệ thống phòng học thông minh, phòng chức năng hiện đại, bể bơi, nhà đa năng… không chỉ mang lại niềm vui cho thầy, trò nhà trường mà còn là niềm vui chung của toàn ngành GD-ĐT huyện. Cô giáo Nguyễn Thị Hương, Hiệu trưởng nhà trường bộc bạch: Đây đúng là ngôi trường ở… trong mơ. Cô, trò chúng tôi vô cùng biết ơn lãnh đạo tỉnh và ngành đã quan tâm. Đáp lại sự quan tâm ấy, nhà trường quyết tâm nỗ lực hơn nữa thúc đẩy phong trào thi đua dạy thật tốt, học thật tốt, để thu hút ngày càng nhiều hơn những học sinh tiêu biểu xuất sắc trên địa bàn huyện dự tuyển đầu vào.
Sở dĩ nói có ngôi trường mới hiện đại là niềm vui chung của toàn ngành GD-ĐT Lương Tài bởi hàng năm, kết quả giáo dục mũi nhọn không phải chỉ của riêng học sinh Trường THCS Hàn Thuyên mà có sự đóng góp của học sinh nhiều trường THCS đại trà trên địa bàn huyện, nhờ sự chỉ đạo rất phù hợp của Phòng GD-ĐT huyện. Theo ông Trần Quốc Hoàn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cự ly xa nên nhiều năm qua, Trường THCS Hàn Thuyên chưa thu hút được tối đa những học sinh xuất sắc nhất dự thi đầu vào. Từ thực tế đó, để có được các đội tuyển đủ mạnh tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm, ngành GD-ĐT trước hết chỉ đạo tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ, bài bản kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, chọn ra những học sinh xuất sắc nhất từ các trường THCS trên địa bàn từ đó bổ sung cho trường THCS trọng điểm. Trong năm học, Phòng GD-ĐT cũng luôn chủ động phối hợp với các trường THCS khảo sát, phát hiện những học sinh tiêu biểu để có kế hoạch bổ sung vào đội tuyển của huyện bồi dưỡng tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Đáng nói, những giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi phải liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh để thông báo kịp thời tình hình học tập, sức khoẻ của các em; cùng phụ huynh học sinh tạo điều kiện tốt nhất để các em ôn và thi đạt kết quả cao. Những học sinh trường ngoài tham dự thi đạt giải tỉnh, Phòng GD-ĐT tham mưu với UBND huyện có nhiều hình thức khen thưởng phù hợp…
Tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2020-2021, diễn ra vào ngày 18-3, Phòng GD-ĐT Lương Tài đạt 65 giải gồm 18 giải lớp 8 (1 Nhất, 2 Nhì, 7 Ba, 8 KK) và 47 giải lớp 9 (3 Nhất, 15 Nhì, 14 Ba, 15 KK), xét về điểm, Lương Tài xếp thứ 2/8 huyện, thị xã, thành phố. Đây là kết quả xuất sắc trong điều kiện đầu năm 2021, nhiều hoạt động của huyện bị gián đoạn do có ca nhiễm COVID-19 ở xã Lâm Thao. Đáng ghi nhận nữa, trong số 65 thí sinh đạt giải, có 17 thí sinh ở trường ngoài được Phòng GD-ĐT phát hiện, bồi dưỡng thi đạt giải.
Với thầy trò Trường THCS Hàn Thuyên, ngoài niềm vui bên ngôi trường mới thì kết quả nổi bật tại kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2020-2021 cùng nhiều kết quả nổi bật khác, hy vọng mục tiêu trở thành Đơn vị dẫn đầu khối các trường THCS trọng điểm sẽ trở thành hiện thực. Thành điểm sáng khối các trường THCS trọng điểm của tỉnh.

createTrọng Khánh / baobacninh.com.vn

Nguồn: http://news.tintuc.vn/tin-tuc/bac-ninh-niem-vui-ben-ngoi-truong-hien-dai-rong-hang-chuc-nghin-m2-dau-tu-hoanh-trang-quy-mo.html?fbclid=IwAR22pBt-Lx9ejAdOyHY7KmOzdP_fLKuLEMLoC0f5d1IWkJfHdl5nCw0MO0A

Xem thêm: Về Bắc Ninh, ngắm nơi chốn lọt danh sách những ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam

Trải qua hàng trăm năm, những ngôi nhà cổ vẫn vẹn nguyên những nét đặc trưng, cổ kính, gợi nhớ không gian xưa rất đáng lưu giữ.

1. Nhà cổ hơn 200 tuổi của họa sĩ Bùi Hoài Mai

Ngôi nhà ở làng Na, Tiên Du, Bắc Ninh của họa sĩ Bùi Hoài Mai là một trong những ngôi nhà cổ truyền thống mang đặc trưng của làng quê Bắc Bộ vẫn còn cho đến bây giờ. Đây là một trong những ngôi nhà hiếm tồn tại đã hơn 200 năm và được họa sĩ Bùi Hoài Mai mua lại từ một gia đình đông con muốn phá đi để cho các con xây nhà ống, và phục dựng lại trên khoảng đất rộng 700m2.

Ngôi nhà được được họa sĩ Bùi Hoài Mai mua lại từ một gia đình đông con muốn phá đi để cho các con xây nhà ống, và phục dựng lại trên khoảng đất rộng 700m2.

Ngôi nhà được được họa sĩ Bùi Hoài Mai mua lại từ một gia đình đông con muốn phá đi để cho các con xây nhà ống, và phục dựng lại trên khoảng đất rộng 700m2.

Ngôi nhà được được họa sĩ Bùi Hoài Mai mua lại từ một gia đình đông con muốn phá đi để cho các con xây nhà ống, và phục dựng lại trên khoảng đất rộng 700m2.

Phía trước của ngôi nhà, họa sĩ Bùi Hoài Mai giữ lại hoàn toàn theo không gian truyền thống xa xưa. Bên trong là một ngôi nhà 3 gian 2 buồng và một ngôi nhà 5 gian. Sau lưng nhà là bếp 2 tầng khá thấp, phòng ngủ tương đối tiện nghi, hiện đại nhưng vẫn bảo toàn được giá trị truyền thống.

Nội thất bên trong nhà được sắp xếp, bày biện như những ngôi nhà Việt xưa.

Nội thất bên trong nhà được sắp xếp, bày biện như những ngôi nhà Việt xưa.

Họa sĩ Bùi Hoài Mai chia sẻ:

Họa sĩ Bùi Hoài Mai chia sẻ: Những ngôi nhà truyền thống mất đi nhanh quá tôi tiếc lắm. Tất nhiên ngôi nhà phương Tây cũng có cái hay của nó nhưng tôi lại muốn tìm lại những gì đã mất, sẽ mất.

Bên trong ngôi nhà chính, nội thất được sắp xếp, bày biện giống như những không gian nhà xưa, cũng có tủ chè, sập gụ, gian thờ, tràng kỷ,… Ngôi nhà này phần lớn được làm bằng khung gỗ xoan và gạch thông thường, còn tường rào bao quanh được đắp bằng đất.

2. Nhà cổ của ông Phạm Ngọc Tùng

Được xây dựng từ năm 1810, ngôi nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam với lối kiến trúc cổ nhất xứ Thanh.

Ngôi nhà được xây dựng với 29 cột mái, hai xà chính được làm bằng gỗ táu với những nét chạm trổ độc đáo, tinh xảo. Mái nhà được lợp bằng 16.000 viên ngói vảy cá, mang đến vẻ đặc trưng, cổ kính gợi nhớ không gian xưa rất đáng lưu giữ.

3. Ngôi nhà gỗ mít của nghệ nhân Võ Hiển Đạt

Ngôi nhà của nghệ nhân Võ Hiển Đạt ở thôn Tây xã An Hải, đảo Lý Sơn được xem là một trong những ngôi nhà gỗ mít cổ nhất Việt Nam.

Ngôi nhà của nghệ nhân Võ Hiển Đạt ở thôn Tây xã An Hải, đảo Lý Sơn được xem là một trong những ngôi nhà gỗ mít cổ nhất Việt Nam.

Ngôi nhà cổ rộng gần 300m2, lưu giữ được nhiều nét cổ kính. Kiến trúc, kết cấu của ngôi nhà vẫn vẹn nguyên như xưa.

Ngôi nhà cổ rộng gần 300m2, lưu giữ được nhiều nét cổ kính. Kiến trúc, kết cấu của ngôi nhà vẫn vẹn nguyên như xưa.

Tủ thờ hàng trăm năm tuổi bằng gỗ mít đã lên nước bóng của thời gian.

Tủ thờ hàng trăm năm tuổi bằng gỗ mít đã lên nước bóng của thời gian.

Ngôi nhà được dựng lên nhờ hơn 30 mét khối gỗ mít đỏ, gồm 3 gian chính, với 24 cột gỗ có kích thước lớn và được làm theo kiểu “nhà rường đắp đất” cùng hệ thống cửa bàn khoa, cột kèo “rau muống” chạm hình đầu Rồng hoặc đầu chim Phụng, cùng với đó là các hoành phi câu đối, án thờ được chạm khắc hoa văn công phu, tinh xảo.

4. Nhà gỗ của quan Tổng đốc Sơn Tây Đào Trọng Kỳ

Bên trong ngôi nhà là 4 hàng cột lim ngang, mỗi hàng 6 cột và 3 hàng cột lim dọc.

Bên trong ngôi nhà là 4 hàng cột lim ngang, mỗi hàng 6 cột và 3 hàng cột lim dọc.

Tường nhà được xây bằng gạch đất nung bản mỏng, kích thước mỗi viên gạch dài tới 40 cm, rộng ngang 30 cm.

Tường nhà được xây bằng gạch đất nung bản mỏng, kích thước mỗi viên gạch dài tới 40 cm, rộng ngang 30 cm.

Toàn bộ công trình được xây bằng vôi, cát, mà không có xi măng, sắt thép. Tường nhà được xây bằng gạch đất nung bản mỏng, kích thước mỗi viên gạch dài tới 40 cm, rộng ngang 30 cm. Chống quanh nhà là hơn 30 cột gỗ lim có đường kính lên đến 40 cm, đỡ dưới chân là viên đá tảng lớn… Dù đã có tuổi đời hơn 100 năm, nhiều chi tiết gỗ đã ngả màu, nhưng ngôi nhà vẫn còn nguyên những giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc.

Trong những ngôi nhà cổ ở làng Lộc Yên, ngôi nhà 200 tuổi của ông Nguyễn Đình Hoan thuộc hạng lâu đời nhất.

Trong những ngôi nhà cổ ở làng Lộc Yên, ngôi nhà 200 tuổi của ông Nguyễn Đình Hoan thuộc hạng lâu đời nhất.

Nhà rộng hơn 100m2, làm bằng hàng trăm mét khối lõi gỗ mít rừng do những người thợ mộc nổi tiếng làm trong suốt 12 năm.

Nhà rộng hơn 100m2, làm bằng hàng trăm mét khối lõi gỗ mít rừng do những người thợ mộc nổi tiếng làm trong suốt 12 năm.

Lối đi phủ đầy rêu phong dẫn vào ngôi nhà cổ lâu đời nhất làng Lộc Yên

Lối đi phủ đầy rêu phong dẫn vào ngôi nhà cổ lâu đời nhất làng Lộc Yên

Nhà nằm trong khuôn viên rộng hơn 4ha, phía trước ngôi nhà có bể cá, vườn cây cảnh. Bên trong nhà là những vật dụng cũ kỹ, từ bàn, ghế, phản, tủ đến cánh cửa, cột nhà,… nhưng vẫn còn chắc chắn. Ngôi nhà cổ mát lạnh vào mùa hè và ấm áp khi mùa đông, là nơi che chắn mưa bão của thế hệ trước và được thế hệ sau giữ gìn, bảo vệ

createDu Jin (Tổng hợp) / khampha.vn

Tin tức khác